Nhận xét Luật An ninh mạng Việt Nam

Phản đối

  • Ngày 07/6, PGS. TS. Phạm Đức Bảo chuyên gia về luật từ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) bày tỏ, ông tin rằng dự luật này làm không khéo sẽ 'ảnh hưởng tới các quyền tự do, nhân quyền' của người dân, trong đó có tự do thông tin, tự do về Internet và vì đã có một luật ban hành từ tháng 11/2015 về An toàn thông tin mạng, chỉ cần bổ sung thêm vào luật có sẵn những nội dung thỏa đáng, mà không cần thông qua luật mới.[16]
  • Từ Hà Nội hôm 11/6/2018, Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân ở Hà Nội bình luận: "Tôi coi mạng Internet như là một dạng báo chí, báo chí là một công cụ, mà báo chí cần tự do thì Internet cũng phải cần tự do. Tức là cần phải mở ra hơn nữa để cho chính quyền, để cho nhân dân, tất cả tự do ngôn luận ở đây, để cho người ta tranh luận và qua tranh luận ấy thì sẽ thấy rõ cái gì đúng, cái gì sai. Tôi coi luật tự do Internet như luật tự do báo chí. Tự do chúng ta ứng xử với báo chí như thế nào, thì chúng ta ứng xử với Internet như vậy." [17]
  • Theo Linh mục Phan Văn Lợi phát biểu ngày 10/6, Luật An ninh mạng ở Việt Nam là luật của đảng cộng sản, của một chế độ độc tài đảng trị luôn luôn băn khoăn về cái chuyện phải kiểm soát người dân về mọi phương diện. Nó xâm phạm 3 quyền công dân:
- Xâm phạm quyền riêng tư, do cái việc nhà cung cấp mạng phải xác thực thông tin người dùng, và cung cấp nó cho cơ quan chấp pháp khi có yêu cầu, mà không qua toà án. Như vậy thì cơ quan chấp pháp có quyền yêu cầu thông tin cá nhân bất cứ lúc nào, mà không cần phải chứng minh là người đó có vi phạm pháp luật hay là không. Đó là xâm xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân.- Xâm phạm quyền tự do ngôn luận, khi nó buộc nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xoá thông tin đăng tải trên mạng, những thông tin mà cơ quan chấp xác định là xấu và phải xoá đi trên tài khoản người dùng, theo yêu cầu của họ, nhưng cùng một lúc lại phải đưa các thông tin đó cho công an. Trong khi đó thì các thông tin bị cho là xấu này được liệt kê rất mơ hồ. Ở tại Việt Nam này, những tội gọi là phản động, là chống lại chính quyền đều là rất mơ hồ, để nhà cầm quyền muốn diễn giải sao cũng được cả.- Xâm phạm, hay nói đúng hơn cướp đi quyền sử dụng internet của người dân. Khi mà nhà cung cấp dịch vụ mạng phải không được cung cấp hay phải ngừng cung cấp dịch vụ internet cho những cá nhân đăng tải lên mạng những thông tin mà nhà chức trách cho là thông tin xấu theo luật. Chỉ cần nhà chức trách cho là một cá nhân hay một tổ chức đăng những tin xấu tin độc thì họ sẽ bị mất quyền sử dụng internet.Nó đưa đến 5 hậu quả nguy hiểm:- Thứ nhất, nhà nước sẵn sàng bịt miệng và bỏ tù tất cả những ai dám lên tiếng cho sự thật, đeo đuổi công lý.- Hậu quả thứ hai là Luật An ninh mạng này sẽ làm cho sự phát triển đất nước và an ninh quốc gia bị tác hại, bởi vì người ta sẽ không còn cái quyền nói sự thật, và khi nhà cầm quyền không nghe sự thật, thì sẽ không biết cách để mà quản lý đất nước và điều hành xã hội, và người dân không biết sự thật thì mọi sự sẽ đảo lộn vì sự dối trá.- Thứ ba là khi nhà cầm quyền gây khó khăn cho những trang mạng xã hội như Facebook, Google, làm cho họ phải bị giới hạn này nọ, thì những cái giá trị cao đẹp của nhân loại, của thế giới văn minh sẽ bị chặn đường đi vào Việt Nam.- Hậu quả thứ tư là khi mà các những trang mạng của thế giới văn minh bị gây khó khăn khiến họ phải quyết định rút lui, thì những trang mạng của Trung Quốc như Weibo chẳng hạn, sẽ có cơ hội vào Việt Nam. Nhưng đó không phải là trang mạng mà là những trang kiểm soát mạng. Không phải là trang mạng xã hội mà là trang kiểm soát người dân như hàng tỉ người Trung Quốc đang bị nhà cầm quyền Bắc Kinh kiểm soát.- Hậu quả thứ năm cũng là hậu quả ghê gớm nhất là nhà cầm quyền có thể ung dung gây ra tội bán nước, dâng đất, mà không hề bị ai chất vấn, bởi gì người ta không biết. Hay có biết thì cũng không có cách nào để bày tỏ sự phản đối, hay để thông báo cho nhau như người ta vẫn đang làm trên các trang mạng xã hội cho đến giờ.[18]

Ủng hộ

  • Phát biểu vào ngày 12 tháng 6 năm 2018, Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam, cho biết: "Những thông tin chống đối đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta những ngày qua trên mạng xã hội tạo ra sự bức xúc. Những ĐBQH như tôi suy nghĩ cần phải ủng hộ việc thông qua đạo luật này." [19]
  • Đại biểu Thào Xuân Sùng (Đoàn Hà Giang): "Trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, việc xây dựng hành lang pháp lý nhằm bảo vệ quyền làm chủ của người dân được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Việc ban hành Luật An ninh mạng sẽ đóng góp một vai trò pháp lý quan trọng để người dân là những công nhân, nông dân hay doanh nghiệp, đối tác nước ngoài... đều có thể nhận được những thông tin chính xác, tránh được tình trạng nhiễu thông tin, dễ dẫn đến mất phương hướng. Thêm vào đó, trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, chúng ta vẫn có thể tiếp cận được nhiều nguồn thông tin khác nhau." [12]
  • Đại biểu Hồ Thanh Bình (Đoàn An Giang): "Những quy định tại Luật An ninh mạng sẽ giúp cho Việt Nam có một môi trường tốt để thu hút đầu tư, thực hiện các hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước. Tôi hy vọng người dân sẽ ủng hộ Luật An ninh mạng. Sau khi luật có hiệu lực, nếu phát sinh những bất cập thì các đại biểu Quốc hội sẵn sàng lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân và kiến nghị kịp thời tới Chính phủ và Quốc hội.[12]
  • Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng an ninh Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng giải thích: Trong quá trình thẩm tra và giúp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trình dự án Luật An ninh mạng, chúng tôi đã hết sức lắng nghe ý kiến nhân dân, ý kiến của đại diện các quốc gia như Mỹ, EU… Đối với sự lo lắng có ảnh hưởng đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet hay không, tôi khẳng định là không có ảnh hưởng xấu. Luật này nhằm đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp. Đến thời điểm này, Google, Facebook chưa có phản ứng chính thức nào.[20]
  • Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An ninh mạng, Bộ Công an cho biết: "Chúng tôi nhận được sự ủng hộ của toàn xã hội và hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền về luật. Tuy nhiên, một số kẻ xấu cố tình xuyên tạc, bịa đặt, kích động khi cho rằng Luật An ninh mạng bịt miệng dân chủ, cấm sử dụng Facebook và Google… Chúng tôi mong muốn toàn xã hội đặc biệt là thanh niên đọc kỹ luật, không được để kẻ xấu lợi dụng kích động." [21]
  • Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.HCM vào sáng 19/6, chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định đây là xu thế chung của quốc tế, không thể tránh khỏi. Việc ban hành luật là nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức cũng như Nhà nước chứ không xâm phạm đời tư của công dân.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Luật An ninh mạng Việt Nam http://www.webcitation.org/707dlmoGn http://www.webcitation.org/708StMr6D http://www.webcitation.org/70DsJBPde http://www.webcitation.org/70GKTviH3 http://www.webcitation.org/70GKo20Eh http://cand.com.vn/Van-de-hom-nay-thoi-su/Bao-ve-q... http://www.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-tri/90457... http://vannghethainguyen.vn/2018/06/14/luat-an-nin... https://www.bbc.com/vietnamese/forum-44499368 https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44410774